Cơ hội thị trường là gì
Thị trường luôn luôn thay đổi và ngày càng trở nên phức tạp. Để nắm bắt được những biến động và hiểu rõ về thị trường, phân tích thị trường là hoạt động không thể thiếu, giúp các doanh nghiệp có chiến lược phù hợp trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Việc phân tích chính xác cũng giúp doanh nghiệp tránh được những bước đi sai lầm về thương hiệu và hoạt động kinh doanh.
Vậy phân tích thị trường là gì, có lợi ích gì và gồm những khía cạnh nào? Phần 1 của chùm bài viết “Phân tích thị trường” sẽ làm rõ những nội dung này. Phần 2 sẽ bao gồm các nội dung: Phát triển kế hoạch, Đánh giá và Cải thiện việc phân tích thị trường.
Bạn đang xem: Cơ hội thị trường là gì
Bạn đang xem: Cơ hội thị trường là gì
Nội Dung
Phân tích thị trường là gì?Các khía cạnh của phân tích thị trườngPhân tích thị trường là gì?
Định nghĩa phân tích thị trường
Phân tích thị trường là hoạt động thu thập, xử lý và đánh giá thông tin từ nhiều nguồn để cung cấp một cái nhìn vừa bao quát vừa chuyên sâu về mọi yếu tố trong thị trường cụ thể, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Phân tích thị trường có phải là nghiên cứu thị trường?
Trong mọi câu trả lời cho câu hỏi “phân tích thị trường là gì”, thì “nghiên cứu thị trường” không phải là đáp án. Cả phân tích thị trường và nghiên cứu thị trường đều còn khá mới tại Việt Nam. Mặc dù nhiều công ty lớn đã thực hiện hơn chục năm nay, nhưng đại đa số doanh nghiệp thì vẫn còn rất bỡ ngỡ và lẫn lộn giữa hai hoạt động này.
Hiện nay, cả hai khái niệm được nhiều nơi dùng thay thế, trộn lẫn với nhau do có sự tương đồng về phương pháp và mục tiêu ở một mức độ nhất định. Bảng so sánh dưới đây giúp phân biệt “phân tích thị trường” và “nghiên cứu thị trường”:

Như vậy, ta thấy nghiên cứu thị trường là một phần của phân tích thị trường. Trên thực tế, khái niệm nghiên cứu thị trường có phần được biết đến nhiều hơn nhờ danh tiếng của công ty Nielsen và sự phát triển mạnh mẽ của mặt hàng FMCG tại Việt Nam.

Mối quan hệ giữa phân tích thị trường và nghiên cứu thị trường
Phân tích thị trường giúp bạn làm gì?
Phân tích thị trường rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là startup thì càng cần đến phân tích thị trường. Nói chung, phân tích thị trường giúp bạn xác định cơ hội kinh doanh hấp dẫn và đề ra cách tiếp cận hiệu quả. Hoạt động này hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ sự biến động của thị trường, xu hướng và nhu cầu của khách hàng, hiểu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp mình cũng như tương quan với các đối thủ. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược hành động kịp thời và đúng lúc để mở rộng thị trường, tăng thị phần và doanh thu.
Chưa hết, phân tích thị trường còn có thể tìm ra các vấn đề đang tồn tại trong doanh nghiệp của bạn và đề xuất phương án cải thiện dựa vào tình hình thị trường.
Cụ thể hơn, phân tích thị trường sẽ có ích cho doanh nghiệp trong việc:
Mở rộng thị trường hoặc thâm nhập thị trường mớiRa mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mớiĐẩy mạnh nhận biết thương hiệuTối ưu hóa chiến dịch tiếp thị Cải thiện dịch vụ khách hàngThay đổi nhận thức thông điệp về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạnĐiều chỉnh giá cảThay đổi bao bì sản phẩm hoặc phương thức giao hàngPhát triển chuỗi cung ứng, v.v…Các khía cạnh của phân tích thị trường
Để có thể vẽ nên một bức tranh chi tiết nhưng tổng quát về thị trường, phân tích thị trường thường nhìn vào các khía cạnh phổ biến sau đây:

Phân tích thị trường bao gồm nhiều khía cạnh, giúp đem lại
cái nhìn vừa tổng quan vừa chi tiết cho doanh nghiệp về thị trường mình quan tâm
Quy mô thị trường
Quy mô/ kích thước thị trường giúp doanh nghiệp biết được miếng bánh thị trường lớn cỡ nào. Đây là khía cạnh các doanh nghiệp quan tâm nhất khi muốn tiến vào một thị trường mới.
Xem thêm: Cách Tìm Từ Khóa Trên Facebook, Facebook Tăng Cường Search Nội Dung Theo Từ Khóa
Quy mô thị trường thường được đo lường theo hai đơn vị: số lượng và giá trị. Ví dụ quy mô thị trường sàn nhựa sẽ được tính theo số mét vuông sàn sử dụng hàng năm (hoặc số mét vuông bán ra) và tổng giá trị của số mét vuông sàn này.
Phân khúc thị trường
Khi đã có được miếng bánh lớn rồi, chúng ta sẽ nhìn vào cách miếng bánh được chia nhỏ theo nhiều cách. Phân khúc thị trường có thể chia theo:
Giá cả: cao cấp, trung cấp, thấp cấpĐịa lý: khu vực miền Bắc, Trung, NamLoại sản phẩm: ví dụ sàn nhựa có LVT, SPC, WPC, v.vỨng dụng: các ngành nào đang sử dụng sản phẩm. Ví dụ: y tế, giáo dục, dân cư, v.vĐối tượng khách hàng: chia theo nhân khẩu học hoặc nhóm khách hàng như dân dụng vs. dự án, xây mới vs. sửa nhà, v.vTốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng quyết định mức độ tiềm năng của một thị trường. Tốc độ tăng trưởng tốt là tín hiệu của một thị trường béo bở. Ngoài việc nhìn vào mỗi năm doanh thu tăng giảm bao nhiêu phần trăm, tốc độ tăng trưởng còn được đo theo chỉ số CAGR (Compound annual growth rate) – Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm.
Chỉ số này được tính dựa vào sự tăng giảm của quy mô thị trường qua các năm và giúp bạn hình dung được hướng đi chung của thị trường, từ đó đưa ra dự đoán về tương lai. CAGR đại diện cho khả năng hoàn vốn đầu tư. Con số này càng cao thì thị trường càng có tương lai khả quan.
Xu hướng thị trường
Xu hướng thị trường là một phần thiết yếu trong phân tích thị trường. Nắm bắt được xu hướng thị trường giúp bạn quyết định mình nên bán sản phẩm/ dịch vụ nào, cho ai, theo cách nào, ở đâu và khi nào. Khi phân tích xu hướng thị trường, ta thấy được khách hàng ưa chuộng sản phẩm gì, họ đang quan tâm tới những đặc điểm, tính chất gì, họ đang làm gì và vì sao.
Xu hướng thị trường giúp ta nắm bắt được cơ hội kinh doanh sản phẩm tiềm năng. Ngoài ra, khía cạnh này cũng giúp phát hiện được các sản phẩm lỗi thời, không còn phù hợp với thời đại để doanh nghiệp tránh đầu tư.
Mức độ cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh thị trường thể hiện ở số lượng đối thủ và thị phần của họ, doanh nghiệp mới có dễ dàng tham gia thị trường không, nguồn hàng có dồi dào hay không, v.v…
Khi phân tích mức độ cạnh tranh, ta cũng nghiên cứu các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để học hỏi rút kinh nghiệm và cân nhắc đưa ra phương án cạnh tranh thích hợp.
Xem thêm: Xem Video Ma So Vung La Me Bay Arirang 5 So, Hạ Long Bay
Kênh phân phối
Pháp lý
Khi muốn tiến vào một thị trường mới, đôi khi doanh nghiệp cần phải có các giấy phép, giấy chứng nhận đặc biệt. Phân tích thị trường sẽ giúp bạn tìm hiểu các yêu cầu pháp lý, quy trình, chi phí và thời gian thực hiện những yêu cầu này.
Khác
Ngoài các khía cạnh kể trên, phân tích thị trường còn đặt toàn bộ thị trường vào nền kinh tế vĩ mô và xã hội để đánh giá và tìm ra các yếu tố thúc đẩy cũng như cản trở. Các khía cạnh thường được xem xét là tình hình kinh tế, chính trị, công nghệ, môi trường, đạo đức, và văn hóa. (còn tiếp)