Giải Thích Vòng Đời Nhân Viên Và 6 Giai Đoạn Nhà Quản Lý Cần Biết

  -  
 

Nhân viên sẽ trải qua những giai đoạn khác nhau trong “vòng đời” làm việc của mình tại doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn, hãy tham khảo bài viết giải thích vòng đời nhân viên và 6 giai đoạn nhà quản lý cần biết ngay sau đây.

Bạn đang xem: Giải thích vòng đời nhân viên và 6 giai đoạn nhà quản lý cần biết

Giải thích vòng đời nhân viên là như thế nào?

Để giải thích vòng đời nhân viên đúng, nhà quản lý cần hiểu về khái niệm và tầm quan trọng của vòng đời nhân viên. Cụ thể như sau:

Giải thích vòng đời nhân viên là gì?

Để giải thích vòng đời nhân viên (ELC) rõ hơn, bạn nên hiểu về khái niệm của vòng đời nhân viên. Vòng đời nhân viên là một quá trình/mô hình mà nhân viên sẽ trải nghiệm qua trong suốt thời gian làm việc tại tổ chức. Những nhân viên, chuyên gia nhân sự của tổ chức cần phải hiểu rõ về vòng đời nhân viên để có thể giữ chân nhân tài, tăng hiệu suất làm việc tốt hơn.

Vòng đời nhân viên sẽ ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên

Tầm quan trọng của vòng đời nhân viên

Bên cạnh giải thích vòng đời nhân viên về khái niệm, bạn cũng cần hiểu về tầm quan trọng của vòng đời nhân viên. Cụ thể, vòng đời nhân viên sẽ mang lại những giá trị sau đây cho doanh nghiệp:

  • Cải thiện trải nghiệm nhân viên, giúp doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận cao hơn đến 25% (Avanade).
  • Giảm chi phí tuyển dụng cho doanh nghiệp khi giữ chân nhân viên lâu hơn.
  • Cải thiện được sự gắn bó của nhân viên khi doanh nghiệp thấu hiểu được nhân viên cần gì ở từng giai đoạn.

6 giai đoạn trong vòng đời nhân viên

Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, lĩnh vực mà vòng đời nhân viên sẽ có những giai đoạn khác nhau. Tuy vậy, bạn có thể tham khảo 6 giai đoạn cơ bản sau đây để ứng dụng vào doanh nghiệp của mình. Bao gồm:

Giai đoạn 1 - thu hút

Đây là giai đoạn đầu tiên trong vòng đời nhân viên. Giai đoạn thu hút diễn ra ngay cả trước khi quảng cáo tuyển dụng việc làm. Trong giai đoạn này, danh tiếng của tổ chức, thương hiệu nhà tuyển dụng sẽ là yếu tố quan trọng để giúp thu hút ứng viên. Bạn nên thực hiện các phương thức quảng bá để ứng viên cảm thấy rằng công ty của bạn là một nơi tuyệt vời để làm việc và cân nhắc ứng tuyển.

Giai đoạn 2 - Tuyển dụng

Sau khi thực hiện thu hút, quá trình tuyển dụng được bắt đầu để chuyển đổi các ứng viên tiềm năng thành nhân viên của tổ chức. Nhiệm vụ của giai đoạn này là tuyển dụng được những nhân tài cho doanh nghiệp. Có nhiều hình thức tuyển dụng khác nhau và vai trò của nhà tuyển dụng là cung cấp cho họ trải nghiệm ứng viên tích cực, tiến hành quy trình tuyển dụng để chọn ứng viên phù hợp cho công việc.

Xem thêm: Cách Làm Video Trên Tik Tok Cực Đơn Giản Trên Điện Thoại Android, Ios

Giai đoạn tuyển dụng sẽ chuyển đổi các ứng viên tiềm năng thành nhân viên

Giai đoạn 3 - Giới thiệu

Sau khi quá trình tuyển dụng kết thúc, doanh nghiệp đã tìm kiếm được ứng viên phù hợp, giai đoạn tiếp theo là đưa ứng viên đó giới thiệu và giúp họ bắt kịp với tổ chức. Giai đoạn này rất quan trọng để nhân viên mới làm quen với phong cách quản lý và hoạt động nội bộ của tổ chức. Hãy lưu ý về những “lỗ hổng” trong kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của nhân viên để hỗ trợ họ.

Giai đoạn 4 - Phát triển

Giai đoạn phát triển rất quan trọng đối với sự phát triển của nhân viên và công ty và nó diễn ra liên tục theo từng chu kỳ nhỏ trong vòng đời của nhân viên. Sau khi nhân viên hoàn thiện quá trình Onboarding, họ sẽ sớm thích nghi được môi trường làm việc. Lúc này, doanh nghiệp cần cung cấp cho nhân viên về nguồn lực, thời gian để học hỏi, phát triển những kỹ năng mới, thăng tiến hơn trong công việc.

Giai đoạn 5 - Giữ chân

Nhân viên có thể rời bỏ tổ chức bởi nhiều lý do khác nhau. Do đó, đây là một giai đoạn quan trọng mà chuyên gia nhân sự cần phải lưu ý và tìm hiểu về nó. Nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn này là giữ chân nhân tài, những người có hiệu suất làm việc hiệu quả nhất trong tổ chức.

Có nhiều yếu tố để bạn có thể giữ chân nhân viên như cung cấp cơ hội phát triển, cải thiện văn hóa doanh nghiệp, cải thiện trải nghiệm làm việc của nhân viên,... Để có thể thực hiện được điều này, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng những phần mềm quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân sự. Trong đó nổi bật có HappyTime.

Những ứng dụng như HappyTime với tính năng hấp dẫn sẽ gián tiếp giúp tổ chức cải thiện tốt hơn về vòng đời nhân viên, giữ chân nhân tài, tạo động lực cho họ phát triển. Ví dụ như các tính năng tinh gọn quá trình chấm công - tính lương, tối ưu các thủ tục hành chính, cải thiện hoạt động truyền thông nội bộ,...

Giai đoạn 6 - Rời bỏ

Ngay cả sau khi trải qua giai đoạn giữ chân, một số nhân viên có thể có những lý do khác nhau để rời khỏi tổ chức. Điều quan trọng trong giai đoạn này chính là bạn cần phải tạo ra quy trình offboarding suôn sẻ, tích cực cho nhân viên. Ngay cả sau khi nhân viên rời khỏi tổ chức của bạn, bạn vẫn có thể cố gắng tạo mối quan hệ tốt với họ.

Xem thêm: Download Mẫu Lập Kế Hoạch Tài Chính Tổng Thể Chi Tiết Cho Doanh Nghiệp

Nhân viên vẫn sẽ rời bỏ tổ chức vì một số lý do khác nhau

Hy vọng với những thông tin giải thích vòng đời nhân viên trong bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này và các giai đoạn của nó. Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi các bài viết khác thuộc chuyên mục này để cập nhật các tin tức thú vị hơn nhé.